THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bước 1: Ngân hàng chính sách gửi hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ tới Bộ Tài chính (Mẫu văn bản đề nghị xem xét cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu theo Phụ lục 11 Thông tư số 58/2018/TT-BTC ngày 10/7/2018 của Bộ Tài chính): Chậm nhất mười (10) ngày làm việc sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm, các ngân hàng chính sách gửi hồ sơ đến Bộ Tài chính để kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu chưa đáp ứng.
Bước 2: Bộ Tài chính thẩm định hồ sơ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ: Căn cứ hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cho khoản phát hành trái phiếu, các quy định tại Nghị định 91/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018 và các quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh, Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến đối với kế hoạch phát hành trái phiếu được bảo lãnh hàng năm của các ngân hàng chính sách.
Bước 3: Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho ngân hàng chính sách để tổ chức phát hành trái phiếu.
Bước 4: Chậm nhất là năm (05) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc mỗi đợt phát hành, ngân hàng chính sách báo cáo Bộ Tài chính chi tiết kết quả phát hành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (Mẫu báo cáo kết quả từng đợt phát hành trái phiếu theo Phụ lục 12 Thông tư số 58/2018/TT-BTC ngày 10/7/2018 của Bộ Tài chính) để Bộ Tài chính xác định nghĩa vụ bảo lãnh thực tế theo quy định của pháp luật đối với trái phiếu đã phát hành.
Hình thức nộp | Thời hạn giải quyết | Phí, lệ phí | Mô tả |
---|---|---|---|
Trực tiếp | 30 Ngày | - Thời gian Bộ Tài chính thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ: 30 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh theo quy định tại Điều 48 Nghị định 91/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018. - Thời gian cấp bảo lãnh (sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt): Trên cơ sở báo cáo của ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính ra thông báo xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh đối với trái phiếu được bảo lãnh đã được phát hành hàng quý. | |
Dịch vụ bưu chính | 30 Ngày | - Thời gian Bộ Tài chính thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ: 30 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh theo quy định tại Điều 48 Nghị định 91/2018/NĐ-CP ngày 26/6/2018. - Thời gian cấp bảo lãnh (sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt): Trên cơ sở báo cáo của ngân hàng chính sách, Bộ Tài chính ra thông báo xác nhận nghĩa vụ bảo lãnh đối với trái phiếu được bảo lãnh đã được phát hành hàng quý. |
1)- Tình hình sử dụng vốn trong từng năm, trong đó bao gồm: trả nợ gốc vốn huy động đến hạn (trong đó có chi trả nợ gốc trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh); thực hiện các chương trình tín dụng có mục tiêu (dư nợ đầu năm, cho vay mới trong năm, thu hồi cho vay trong năm, và dư nợ cuối năm); nguồn vốn chuyển sang năm sau và sử dụng vốn khác.
2)- Tổng nguồn vốn huy động trong từng năm phân theo từng loại nguồn vốn, trong đó bao gồm: nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và từ các nguồn huy động khác; nguồn vốn từ thu hồi cho vay; nguồn vốn gối đầu năm liền kề trước chuyển sang.
3) 1. Văn bản đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ của ngân hàng chính sách;
4)2. Đề án phát hành trái phiếu bao gồm các nội dung cơ bản sau:
5)3. Văn bản phê duyệt Đề án phát hành trái phiếu của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách hoặc người được ủy quyền theo quy định tại điều lệ tổ chức, hoạt động của ngân hàng chính sách.
6)4. Báo cáo tài chính của hai (02) năm trước năm liền kề năm kế hoạch đã được kiểm toán bởi Kiểm toán Nhà nước hoặc kiểm toán độc lập (trong trường hợp Kiểm toán Nhà nước không thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm đó) và báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm kế hoạch được Tổng giám đốc ngân hàng chính sách phê duyệt.
7)5. Các văn bản chứng minh đủ điều kiện phát hành trái phiếu:
8)a) Quyết định Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch tăng trưởng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;
9)a) Đề xuất nhu cầu huy động và sử dụng vốn thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước theo hạn mức tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó bao gồm nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
10)b) Các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chương trình tín dụng mục tiêu khác của Nhà nước (nếu chương trình này chưa thuộc kế hoạch tăng trưởng tín dụng đã được phê duyệt).
11)b) Phương án huy động các nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, trong đó có nguồn vốn phát hành trái phiếu;
12)c) Dự kiến điều kiện, điều khoản của trái phiếu bao gồm: khối lượng; kỳ hạn phải đảm bảo từ 01 (một) năm trở lên; mệnh giá 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm nghìn đồng Việt Nam; phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếu;
13)d) Dự kiến kế hoạch phát hành và sử dụng vốn trái phiếu;
14)e) Phương án bố trí nguồn vốn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;
15)g) Các cam kết của Đối tượng được bảo lãnh đối với đối tượng mua trái phiếu;
16)h) Tình hình tài chính của ngân hàng chính sách trong ba (03) năm liền kề trước năm kế hoạch, bao gồm vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, tổng thu, tổng chi, chênh lệch thu – chi và tình hình cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý của Nhà nước cho ngân hàng chính sách.
17)i) Tình hình huy động và sử dụng vốn thực hiện các chương trình tín dụng có mục tiêu của nhà nước trong từng năm của ba (03) năm liền kề trước năm kế hoạch, trong đó nêu rõ:
19)đ) Phương án sử dụng và quản lý vốn trái phiếu và dự kiến việc mua lại, hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh (nếu có);